Hội thảo Kỹ thuật về “Mô hình Hội đồng Kỹ năng – các yếu tố quyết định chính cho sự thành công và bền vững”
THỜI GIAN:
từ ngày 30-11-2022
đến ngày 30-11-2022
ĐỊA ĐIỂM:
Hanoi Club, Số 76 Đường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:
NGƯỜI TRÌNH BÀY:
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Trực tiếp
TÓM TẮT:
Hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp vào cải cách và chuyển giao Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã trở thành một chủ đề nổi bật và được quan tâm hơn. Điều này được thể hiện rõ trong các chính sách và khung khổ pháp lý gần đây về GDNN, ví dụ như Luật GDNN năm 2014 cùng với Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ban hành một số điều của luật GDNN về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động GDNN. Mô hình đào tạo phối hợp gắn kết các cơ sở GDNN với doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH. Thêm vào đó, Hội đồng kỹ năng ngành với vai trò như một cơ chế phối hợp các bên lần đầu tiên được đề cập trong chương 4 bộ Luật Lao động 2019 về GDNN và phát triển kỹ năng nghề. Nghị định 31 trong Luật Việc làm cũng đề cập đến một số điều về sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đánh giá và ban hành Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia.
NỘI DUNG:

Mặc dù trong thập kỷ qua, chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể để cải thiện mối quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội, nhưng sự tham gia của của khối doanh nghiệp trong việc tư vấn và triển khai các chính sách về GDNN vẫn còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp GDNN thường chưa có đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cơ bản phù hợp với ngành khi tham gia thị trường lao động. Do đó, các doanh nghiệp gặp phải khó khăn đáng kể trong việc tuyển dụng lao động có trình độ, việc hợp tác với các cơ sở GDNN trong việc đào tạo lao động có tay nghề là rất thấp và không hiệu quả so với các khoá đào tạo do doanh nghiệp trực tiếp triển khai hoặc đề xuất. Các doanh nghiệp cũng không có nhiều động lực để hợp tác với khối GDNN trong việc thiết kế và cung cấp các khóa đào tạo GDNN. Lý do chính là do thiếu sự hỗ trợ/khuyến khích từ chính phủ và chính quyền địa phương. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn và chương trình đào tạo nghề không phải lúc nào cũng dựa vào nhu cầu của ngành và không được cập nhật theo yêu cầu của nền công nghiệp 4.0. Hơn nữa, các cơ chế hiệu quả cần được thiết lập để đưa ra các quyết định sáng suốt ở cấp chính sách dựa trên dự báo kỹ năng và xu hướng việc làm theo ngành và nhóm nghề. Việt Nam cần một hệ thống GDNN định hướng theo nhu cầu thị trường đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất của nền kinh tế và cải thiện phúc lợi. Nhằm thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các đối tác trong GDNN đặc biệt là gắn kết doanh nghiệp, việc thành lập Hội đồng kỹ năng các cấp là một trong những giải pháp quan trọng. Cơ chế hội đồng là một cơ chế hợp tác đa bên, sẽ đóng vai trò cầu nối giữa các bên và giải quyết những thiếu hụt về kỹ năng giữa cung và cầu. Luật Lao động 2019 khuyến khích doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng cung cấp kỹ năng nghề và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp và cho xã hội thông qua việc tham gia vào các hội đồng kỹ năng nghề. Chỉ thị 24/2020/CT-TTg của Thủ tướng đề cập chức năng của Bộ LĐTBXH trong việc thí điểm các hội đồng kỹ năng. Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045 cũng xác định giải pháp “Thí điểm một số hội đồng kỹ năng cho một số ngành trọng điểm cho giai đoạn 2021-2025 và nhân rộng cho giai đoạn 2026-2030”. Văn bản cập nhật nhất của Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam xác định thành lập hội đồng kỹ năng là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong GDNN và đóng góp cho việc nâng tầm kỹ năng cho lực lượng lao động. Cho đến nay, một vài đối tác phát triển quốc tế cũng đã thí điểm mô hình hội đồng kỹ năng ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế cũng như bài học kinh nghiệm từ các cơ chế hội đồng đã được thí điểm khác nhau ở Việt Nam, Chương trình TVET đặc biệt khuyến nghị cách tiếp cận hài hòa để đảm bảo thực hiện và thể chế hoá một cách bền vững mô hình Hội đồng kỹ năng tại Việt Nam. Trong đó, vai trò thành viên và chức năng của Hội đồng kỹ năng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trong mối liên hệ với cơ chế phối hợp đa bên ở cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô.


Mục tiêu của hội thảo:

Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (Chương trình TVET) ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ cách tiếp cận của Tổng cục GDNN trong việc tăng cường cơ chế hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và khu vực GDNN tại các cấp. Vì vậy, Chương trình TVET và Tổng cục GDNN đồng tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Mô hình Hội đồng kỹ năng – Các yếu tố quyết định chính cho sự thành công và bền vững”. Mục tiêu của hội thảo nhằm: 

  • Cách tiếp cận chiến lược về mô hình Hội đồng kỹ năng từ quan điểm của đơn vị quản lý nhà nước 

  • Chia sẻ các thực hành, bài học kinh nghiệm và kiến nghị từ các đối tác trong và ngoài nước

  • Trao đổi và thảo luận về các yếu tố quyết định chính cho sự thành công và bền vững của Hội đồng kỹ năng các cấp  

  • Thảo luận về các hoạt động tiếp theo, mô hình hội đồng kỹ năng phù hợp với Việt Nam và lộ trình thành lập 

 

Thời gian và ngày giờ dự kiến: 1 ngày hội thảo vào ngày 1 tháng 12 năm 2022 tại Hà Nội 


Hình thức: Kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến  


Người tham dự: Hội thảo dự kiến có sự tham gia của 30-40 người trực tiếp và 10 đại biểu tham dự trực tuyến. 

  • Đại diện từ Tổng cục GDNN: Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Kỹ năng nghề, Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Nhà giáo, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, v.v…. 

  • Đại diện các tổ chức đối tác: ILO, Aus4Skills, Đại sứ quán Úc, UNICEF, WB, EU, Đại sứ quán Đan Mạch, v.v… 

  • Đại diện các tổ chức nhà nước 

  • Đại diện doanh nghiệp: VCCI, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp dẫn dắt, Ban cố vấn ngành. 

  • Đại diện từ tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai: Sở LĐTBXH, Ủy ban, cơ sở GDNN 

  • Các chuyên gia 



Chương trình dự kiến 

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

08:00 - 08:30

Phát biểu khai mạc và chào mừng

Đại diện Tổng cục GDNN

Đại diện Chương trình TVET

08:30 - 08:45

Phát biểu dẫn dắt: Cách tiếp cận chiến lược về hội đồng kỹ năng từ quan điểm của đơn vị quản lý nhà nước

Tổng cục GDNN (Vụ Kỹ năng nghề)

08:45 - 10:00

Thảo luận nhóm chuyên gia: Chia sẻ các kinh nghiệm thực hành, bài học kinh nghiệm và kiến nghị từ các tổ chức.

Các tiếp cận toàn diện về Hội đồng kỹ năng các cấp - GIZ

Mô hình LIRC - Chương trình Aus4Skills -  Đại sứ quán Úc

Cơ chế gắn kết - VCCI

Hội đồng kỹ năng ngành Nông nghiệp - ILO

Điều phối viên

10:00 - 10:15

Giải lao

Chương trình TVET

10:15 - 11:15

Thảo luận nhóm: Các yếu tô quyết định chính cho sự thành công và bền vững (chia 5 nhóm, mỗi nhóm 6 - 7 người)

Thành viên Hội đồng Kỹ năng

Chức năng và nhiệm vụ

Cấu trúc quản trị và tính giải trình

Huy động nguồn lực và tài chính

Sự tham gia của đối tác

Điều phối viên, Cán bộ Chương trình TVET và Tổng cục GDNN

11:15 - 12:00

Báo cáo kết quả và thảo luận

Trưởng các nhóm

12:00 - 13:30

Ăn trưa


13:30 - 14:30

Thảo luận về hoạt động và các lộ trình tiếp theo

Điều phối viên

14:30 - 15:30

Tóm tắt và bế mạc

Đại diện Tổng cục GDNN

Đại diện Chương trình TVET

Trịnh Thanh Hải

Sự kiện khác
Tổng số sự kiện: 3
Cổng thông tin Hội đồng tư vấn nghề hỗ trợ trao đổi thông tin và điều phối hoạt động một cách hiệu quả của từng HĐTVN và giữa các HĐTVN. Cổng thông tin cho phép quản lý hoạt động, nhân rộng kết quả, trao đổi kinh nghiệm và bài học thành công, chia sẻ tài nguyên, tài liệu liên quan đến ngành nghề đào tạo và tư vấn, thảo luận các thách thức và giải pháp, công khai và truyền thông hoạt động của các HĐTVN, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác nhà trường – doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.

Thông tin liên hệ:
  • Email Cổng thông tin: iaboardsystem@gmail.com