Tiền thân của Trường Cao đẳng Long An là Cơ sở dạy may cắt và gia công may mặc (còn gọi là Trung tâm Dạy nghề Thương binh) được thành lập vào năm 1985 theo Quyết định số 1194/UB.QĐ-85 ngày 17/6/1985 của UBND tỉnh Long An; Năm 1993, UBND tỉnh quyết định chuyển Trung tâm dạy nghề Thương binh thành Trung tâm xúc tiến việc làm Long An.
Trên cơ sở phát huy thế mạnh về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ngày 17/11/1999, UBND tỉnh Long An đã ra quyết định thành lập Trường Dạy nghề Long An trên cơ sở nâng cấp Trung tâm xúc tiến việc làm Long An.  Ngày 09/01/2007 UBND Tỉnh Long An ký quyết định số 76/QĐ-UBND về việc nâng cấp Trường Dạy nghề Long An thành Trường Trung cấp nghề Long An.
Ngày 16/10/2009 Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký Quyết định số 1308/QĐ-LĐTBXH thành lập Trường Cao đẳng nghề Long An trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề Long An.



     Ngày 03/03/2020 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định số 245/QĐ-LĐTBXH sáp nhập Trường Trung cấp nghề Đức Hòa, Trường Trung cấp nghề Cần Giuộc, Trường Trung cấp nghề Đồng Tháp Mười vào Trường Cao đẳng nghề Long An và đổi tên thành Trường Cao đẳng Long An.
Trải qua hơn 37 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Long An đã phát triển nhanh về mọi mặt từ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đến quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, là nơi đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.



SỨ MỆNH - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI

1.Sứ mệnh

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường lao động trong và ngoài nước; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển kinh tế tỉnh Long An và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.Tầm nhìn

Phấn đấu đến năm 2025, Trường Cao đẳng Long An đạt các tiêu chí của Trường Cao đẳng chất lượng cao, là một trong những Trung tâm thực hành Vùng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2030 là trường hàng đầu trong đào tạo nghề chất lượng cao ở 5 lĩnh vực nghề trọng điểm: Điện công nghiệp, Lắp đặt thiết bị cơ khí, Cơ điện tử, Hàn và nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.

3.Các giá trị cốt lõi    

- Đoàn kết: Nhà trường phấn đấu luôn luôn là một tập thể thống nhất, hành động vì mục tiêu chung

- Năng động – sáng tạo: Nhà trường xây dựng môi trường làm việc và học tập năng động, sáng tạo. Năng động, sáng tạo trong môi trường luôn thay đổi, cạnh tranh đầy thách thức. Năng động, sáng tạo trong công tác đào tạo của trường.

- Kỷ luật – trách nhiệm: Nhà trường hướng đến xây dựng môi trường giảng dạy và học tập thật sự Kỷ luật và trách nhiệm, giúp rèn luyện thái độ đúng đắn cho học sinh sinh viên.

- Gắn kết thực tiễn: Nhà trường cam kết đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, thị trường lao động trong và ngoài nước.

4.Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu tổng quát

- Phát triển Nhà trường một cách toàn diện, là nơi đáng tin cậy để học sinh sinh viên học tập và Doanh nghiệp tìm đến tuyển dụng qua đào tạo.

- Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ được đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà và góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Long An.

- Phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho sản xuất và dịch vụ.

Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ về chuyên môn và có trên 50% giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, 70% giảng viên dạy các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực đạt trình độ ngoại ngữ từ B1, 100% giảng viên của trường ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng phục vụ giảng dạy. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, hiện đại và tinh thông nghề nghiệp đáp ứng được hoạt động phát triển đồng bộ của nhà trường.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung máy móc, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.

- Xây dựng và vận hành hệ thống Bảo đảm chất lượng tại trường, kiểm định chất lượng Nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo đang giảng dạy tại trường. Biên soạn đủ các giáo trình cho tất cả các mô đun, môn học các nghề đang đào tạo (theo hướng cập nhật các giáo trình chuẩn khu vực).

- Mở rộng, đa dạng ngành nghề đào tạo và nâng cao quy mô đào tạo từng năm đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Tăng cường chất lượng dịch vụ người học và giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

- Phát triển nhanh, mạnh và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong quản lý, đào tạo, học tập.

- Đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với doanh nghiệp, đào tạo phối hợp, đào tạo các nghề trọng điểm theo chuẩn của Đức. Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thực hành, sản xuất và dịch vụ tại trường hướng tới xây dựng Trung tâm thực hành vùng của khu vực đồng bằng sông cửu long.

- Hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ Cán bộ quản lý, giảng viên và chất lượng đào tạo./.

 


30-11-2022
Hội thảo Kỹ thuật về “Mô hình Hội đồng Kỹ năng – các yếu tố quyết định chính cho sự thành công và bền vững”
Hanoi Club, Số 76 Đường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp vào cải cách và chuyển giao Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã trở thành một chủ đề nổi bật và được quan tâm hơn. Điều này được thể hiện rõ trong các chính sách và khung khổ pháp lý gần đây về GDNN, ví dụ như Luật GDNN năm 2014 cùng với Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ban hành một số điều của luật GDNN về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động GDNN. Mô hình đào tạo phối hợp gắn kết các cơ sở GDNN với doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH. Thêm vào đó, Hội đồng kỹ năng ngành với vai trò như một cơ chế phối hợp các bên lần đầu tiên được đề cập trong chương 4 bộ Luật Lao động 2019 về GDNN và phát triển kỹ năng nghề. Nghị định 31 trong Luật Việc làm cũng đề cập đến một số điều về sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đánh giá và ban hành Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia.
DIỄN ĐÀN
Các bài mới có tương tác gần đây
# Tiêu đề bài viết Thời gian Thông tin khác
1 Bài viết thứ nhất 22/02/2024 02:21
Phạm Ngọc Hưng
2
2 Thưc hành tạo bài viết ở diễn đàn 23/02/2024 08:49
Phan Đàn
0
3 TỔ CHỨC TƯ VẤN TUYỂN SINH CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 23/02/2024 09:35
Hồ Thị Tân
0
4 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23/02/2024 09:38
Hồ Thị Tân
0
5 Tiêu đề bài viết mới Hưng đăng 23/02/2024 10:03
Phạm Ngọc Hưng
1
6 Cao đẳng Công nghiệp Huế: Ngôi trường kỹ thuật với tuổi đời đi qua 3 thế kỷ 23/02/2024 10:05
Nguyễn Quang Đức
0
7 Vài ý tưởng mới về phối hợp với odanh nghiệp trong đào tạo sinh viên 23/02/2024 10:06
Nguyễn Đức Lưu
0
8 Tuyển sinh đào tạo lái xe B2, C 23/02/2024 10:09
Tôn Thọ Nguyễn Vinh
0
9 Góc nhìn mới về chuyển dịch ngành nghề tại Bắc Ninh 23/02/2024 10:09
Nguyễn Đức Lưu
3
10 Cao đẳng Công nghiệp Huế: Ngôi trường kỹ thuật với tuổi đời đi qua 3 thế kỷ 23/02/2024 10:09
Nguyễn Quang Đức
0
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Trường đối tác
11
Hội đồng tư vấn nghề
1
Thành viên
16
Lượt truy cập
20
Bài viết đã được đăng
0
Thư viện/tài liệu được tải lên
0
Tài nguyên được tải lên
6
Sự kiện
0